A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công tác giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường mầm non Thuận Thiên

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là các em học sinh, trong đó có không ít trẻ ở độ tuổi mầm non.

Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đặc biệt là đối với trẻ nhỏ thì các bậc cha mẹ nên chú ý những vấn đề sau khi cho trẻ tham gia giao thông:

          1. Thực trạng

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là các em học sinh, trong đó có không ít trẻ ở độ tuổi mầm non.

Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đối với các bé chủ yếu là do cha mẹ hoặc người lớn uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành – thậm chí chống người thi hành công vụ, không ít các trường hợp xảy ra thật đáng tiếc lại chính từ sự bất cẩn của người lớn như cho trẻ ngồi không đúng tư thế, không đội mũ bảo hiểm cho trẻ, đèo trẻ không có đai an toàn hoặc để xe máy nổ chỉ có một mình trẻ ngồi trên xe, cho trẻ nhỏ một mình sang đường không có người hướng dẫn…

Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đặc biệt là đối với trẻ nhỏ thì các bậc cha mẹ nên chú ý những vấn đề sau khi cho trẻ tham gia giao thông:

2. Nội dung tuyên truyền

Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Khi tham gia giao thông không được uống rượu bia hoặc sử dụng đồ uống có cồn, không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lánh đánh võng.

Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn. Khi đi xe máy không để trẻ ngồi một mình nếu không có đai an toàn.

Không cho trẻ dưới 7 tuổi sang đường nếu không có người lớn đi cùng.

Khi điều khiển xe máy chỉ được phép chở tối đa 02 người trong đó có một người là trẻ em dưới 7 tuổi.

Không để trẻ đi ra đường một mình hoặc chơi một mình, chơi cạnh ao hồ sông suối kênh mương.

Khi cho trẻ ngồi trên xe ô tô  hoặc tàu hỏa, máy bay không cho trẻ mở cửa sổ thò đầu ra ngoài.

3. Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau khi đưa trẻ tới trường mầm non:

Không để trẻ em dưới 10 tuổi đưa đón em bằng xe đạp

Không cho trẻ ngồi một mình đằng sau xe nếu không có đai an toàn

Khi đưa trẻ tới trường cần để xe vào nơi quy định hoặc theo hướng dẫn của bảo vệ rồi mới đưa con vào lớp (Không để xe linh tinh, không cho xe vào sân nhà vòm)

Không để trẻ ngồi trên xe một mình.

Trước khi cho trẻ xuống xe cần tắt máy, rút chìa khóa ra khỏi xe.

4. Nội dung dạy trẻ mầm non về an toàn giao thông

4.1. Dạy trẻ kĩ năng tham gia giao thông nếu trẻ đi bộ

Hãy hướng dẫn trẻ cách đi bộ an toàn như:

Nên đi vào vỉa hè.

Chỉ băng qua đường khi đèn xanh dành cho người đi bộ bật lên

Không nô đùa với bạn bè trên đường.

Không nên mang theo đồ chơi bên cạnh đặc biệt là trái bóng, bởi nếu trẻ làm rơi chúng và khi đuổi theo nhặt lại sẽ rất nguy hiểm.

Nếu trên đoạn đường có nhiều xe qua lại hãy đợi một ai đó cũng muốn sang đường để bé có thể đi bên cạnh họ.

4.2  Dạy trẻ kĩ năng tham gia giao thông nếu trẻ đi xe đạp

Trước tiên hãy trang bị cho trẻ những vật dụng cần thiết như mũ bảo hiểm, bảo vệ cùi tay và đầu gối. Nên để con mặc quần áo thuận tiện không quá trận hoặc quá rộng để tiện di chuyển. Có thể chọn cho bé chiếc xe đạp nhỏ nhắn dễ thương và có chuông bấm và bộ phanh xe an toàn. Sau đó hãy hướng dẫn trẻ những kĩ năng cần thiết như:

Hướng dẫn bé cách qua đường và cách di chuyển chiếc xe sao cho khéo léo để bé được an toàn hơn khi di chuyển.

Cần bấm chuông khi đằng trước có chướng ngại vật

Đi xe bên phải đường và khi dừng xe cũng nên dừng ở bên phải.

Khi thấy đèn đỏ thì phải dừng lại trước vạch chắn màu trắng.

Khi thấy đoạn đường nguy hiểm khó đi thì nên dừng lại dong xe qua rồi mới tiếp tục đi.

Khi bé đi qua đường tàu cần quan sát tín hiệu có đèn xanh thì mới được đi qua

4.3  Dạy trẻ kĩ năng tham gia giao thông nếu trẻ ngồi ô tô

Trong trường hợp bé đi du lịch cùng gia đình hoặc đi cùng lớp mà không có cha mẹ bên cạnh, bạn nên dặn dò bé cẩn thận những điều như:

Không nên thò đầu hoặc tay chân ra ngoài cửa sổ của xe.

Nên ngồi ngay ngắn và không nên dứng nhảy nhót trên xe để tránh trường hợp xe phanh gấp bé sẽ bị mất thăng bằng.

Chỉ nên xuống xe khi xe đã dừng hẳn.

Trên đây, là một số giải pháp về việc đảm bảo an toàn giao thông cho trẻ em. Rất mong toàn thể các bậc phụ huynh và nhân dân thực hiện tốt để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người nhất là đối với trẻ em.

   HIỆU TRƯỞNG

 

Đào Thị Hồng Nhung


Tác giả: Trường Mầm non Thuận Thiên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Tháng 04 : 25
Tháng trước : 73